Bulletin

Bulletin Việt Nam, trang tin tức thông tin giải trí Việt Nam


Mil Mi-28

    avatar
    Bảo Long
    Búa Gỗ
    Búa Gỗ
    Tổng số bài gửi : 11
    Điểm : 33
    Danh vọng : 0
    Join date : 03/07/2015

    Mil Mi-28                    Empty Mil Mi-28

    Bài gửi by Bảo Long Fri Jul 03, 2015 4:06 pm

    Mil Mi-28 (Tên hiệu NATO Havoc) là một Máy bay trực thăng chiến đấu chống xe bọc thépNga. Nó được thiết kế hoàn toàn cho mục đích tấn công và không hề có thêm chức năng vận tải, và có khả năng chống tăng tốt hơn Mil Mi-24. Chiếc máy bay mang một súng duy nhất tại bệ pháo dưới mũi, các vũ khí treo ngoài được gắn trên các mấu cứng dưới cánh phải

    Phát triển


    Sự phát triển bắt đầu sau một cuộc cạnh tranh với Mi-24, chiếc trực thăng chiến đấu duy nhất có thêm khả năng vận tải, năm 1972. Thiết kế mới được lấy cảm hứng từ chiếc Mi-24[cần dẫn nguồn] bỏ khả năng vận tải, giữ nguyên cabin, tăng tính năng thao diễn và tốc độ tối đa, tính năng cần thiết cho vai trò chống tăng và trực thăng địch và yểm trợ các chiến dịch vận tải trực thăng của nó. Ban đầu, nhiều bản thiết kế khác nhau đã được xem xét, gồm cả một dự án phi quy ước với hai rotor chính, đặt cùng động cơ trên hai đầu mấu cánh (kiểu bố trí vuông góc), và thêm một cánh quạt đẩy phía đuôi. Năm 1977, một thiết kế sơ bộ được lựa chọn, với kiểu bố trí một rotor cổ điển. Nó không còn giống với chiếc Mi-24, và thậm chí vòm kính buồng lái còn nhỏ hơn, với hình dạng phẳng.

    Năm 1981, một bản thiết kế và một mô hình được chấp nhận. Nguyên mẫu (số 012) cất cánh lần đầu ngày 10 tháng 11 năm 1982. Nguyên mẫu thứ hai (số 022) được chế tạo năm 1983. Năm 1984, nó hoàn thành giai đoạn thử nghiệm đầu tiên. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 1984, Không quân Xô viết đã lựa chọn chiếc Kamov Ka-50 hiện đại hơn làm loại máy bay trực thăng chống tăng của họ. Sự phát triển Mi-28 được tiếp tục, nhưng với ít ưu tiên hơn. Tháng 12 năm 1987 việc chế tạo Mi-28 tại Rosvertol ở Rostov trên sông Don được phê chuẩn.

    Tháng 1 năm 1988, nguyên mẫu Mi-28A đầu tiên cất cánh (số 032). Nó được trang bị động cơ mạnh hơn và kiểu cánh đuôi chữ "X" thay cho kiểu ba cánh tiêu chuẩn. Phiên bản mới này xuất hiện lần đầu tại Triển lãm hàng không Paris tháng 6 năm 1989. Năm 1991 chiếc Mi-28A thứ hai được chế tạo (số 042). Chương trình Mi-28A bị hủy bỏ năm 1993 vì dường như nó không thể cạnh tranh với Ka-50, và đặc biệt, nó không có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết. Năm 1990 văn phòng thiết kế đã ký một thỏa thuận xuất khẩu các bộ phận của Mi-28A sang Iraq và lắp ráp chúng với tên gọi Mi-28L [cần dẫn nguồn], nhưng những kế hoạch đó đã bị ngừng lại vì cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh.

    Một biến thể khác, chiếc Mi-28N, được giới thiệu năm 1995, tên định danh N nghĩa là "night - ban đêm". Nguyên mẫu (số 014) cất cánh ngày 14 tháng 11 năm 1996. Đặc điểm đáng chú ý nhất của nó là một radar vỏ hình tròn phía trên rotor chính, tương tự như radar của loại AH-64D Longbow Apache Hoa Kỳ. Nó cũng được trang bị phiên bản Tor cải tiến và thiết bị ngắm phía dưới mũi, gồm cả camera TV và FLIR. Vì các vấn đề chi phí, công việc phát triển đã bị ngừng lại. Một nguyên mẫu thứ hai với thiết kế cánh quạt mới hơn được giới thiệu tháng 3 năm 2004 tại Rosvertol.

    Mil Mi-28                    220px-Mi-28_gun


    Mil Mi-28 gun mounting.


    Sự thay đổi tình hình quân sự sau Chiến tranh lạnh khiến những chiếc máy bay trực thăng với nhiệm vụ duy nhất là chống tăng như Ka-50, trở nên kém hữu dụng. Mặt khác, biến thể hai chỗ ngồi mọi thời tiếtKa-52 của nó có khả năng thao diễn kém hơn vì trọng lượng gia tăng. Các lợi thế của Mi-28N, như khả năng hoạt động mọi thời tiết, giá thấp, sự tương đồng với Mi-24, trở nên quan trọng. Năm 2003, một vị chỉ huy Các lực lượng Không quân Nga đã bình luận rằng Mi-28N sẽ trở thành máy bay trực thăng chiến đấu tiêu chuẩn của Nga.[3]

    Mi-28N đã được giao hàng cho quân đội.[4] Nó sẽ tham gia vào các cuộc thử nghiệm của quân đội. Chiếc máy bay này, cùng Ka-50/Ka-52 đã đi vào sử dụng.[5] 10 chiếc đã được mua trong năm 2006 [6], và cho tới năm 2015 tổng cộng sẽ có 67 chiếc được mua.[7]

    Mi-28NE là phiên bản xuất khẩu và biến thể đơn giản hóa Mi-28D chiến đấu ban ngày dựa trên thiết kế của Mi-28N, nhưng không có radar và FLIR.

    Mi-28NE "Người săn đêm" là phiên bản xuất khẩu của chiếc Mi-28N, cất cánh lần đầu vào năm 1996, nhưng đến tận 2008 mới sản xuất hàng loạt. Từ đó đến nay Nga chỉ mới nhận 50 "Người săn đêm". Tuy mang danh là "Người săn đêm", nhưng hiện Mi-28NE vẫn chưa được trang bị hệ thống quan sát ban đêm và radar do Nga vẫn đang thiết kế các loại khí tài này.[8]

    Ngày 25/10/2011 Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố các lãnh đạo quân đội nước này chọn trực thăng AH-64D Apache Longbow của Mỹ vì nó chứng tỏ sự vượt trội các tính năng kỹ thuật so với Mi-28NE. Mi-28NE bị loại vì nó không đáp ứng được đầy đủ 20 điểm với yêu cầu mà phía Ấn Độ đặt ra.[8]

    Konstantin Makienko - chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ cho rằng Mi-28NE có mặt tại Ấn Độ là một thành tựu. Bởi chỉ vài năm trước đây, Nga còn không thể đưa ra một chiếc trực thăng có thể cạnh tranh với chiếc AH-64 Apache Longbow.[8]

    Miêu tả[sửa | sửa mã nguồn]


    Mil Mi-28                    220px-Mi-28_sensors


    Các cảm biến tại mũi Mil Mi-28.


    Mi-28 có hai buồng lái được bọc giáp bảo vệ tốt, một mũi với đầy đủ các thiết bị điện tử, và một cánh quạt đuôi kiểu chữ X hẹp.

    Hai động cơ 2200 hp Isotov TV-3-117VM. (t/n 014) Cánh quạt đuôi kiểu chữ X (55 độ) để giảm tiếng ồn.

    Tuy Mi-28 không được thiết kế cho khả năng vận tải, thực sự nó vẫn có một khoang hành khách nhỏ có thể chở ba người. Mục đích dự định là để cứu phi hành đoàn của những chiếc đã bị bắn hạ.

    Mi-28 được trang bị một pháo 30mm Shipunow 2A42 phía dưới mũi máy bay, cơ số 250 viên đạn, quá ít so với 1.200 viên của AH-64 Apache. Vũ khí của Mi-28N chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ trên mặt đất còn AH-64D của Mỹ có vũ khí đa dạng hơn, có thể thực hiện nhiệm vụ không đối đất và không đối không tầm thấp. Mang số vũ khí lớn nhưng kém đa dạng chính là một khuyết điểm lớn của Mi-28N.[9]

    Dù các hệ thống điện tử trang bị cho Mi-28 được đánh giá là khá hiện đại nhưng vẫn không thể so sánh được với các hệ thống cùng loại được trang bị cho AH-64D. Mi-28 có mũi nhỏ, dài hơn và buồng lái cũng chật chội hơn so với AH-64D.[10]

    Dù có khả năng mang tải trọng nhiên liệu lớn hơn nhiều so với AH-64D, song Mi-28 chỉ dự trữ hành trình tối đa là 1.100km và bán kính chiến đấu hơn 200km, với trần bay đạt 5.700 m. Tải trọng nhiên liệu của AH-64D tuy có ít hơn, nhưng do động cơ hoạt động hiệu quả, ít tốn nhiên liệu nên tầm hoạt động tối đa lên tới 1.900km.[11]

    Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]


    Mil Mi-28                    220px-Mi-28_armament


    Các loại vũ khí trên Mil Mi-28.



    • Mi-28 – Mẫu thử, bay lần đầu năm 1982.

    • Mi-28A – diệt tăng. Phát triển ban đầu. Thua cuộc trong cạnh tranh với Ka-50. 1998 - phát triển. 2003 - thực hiện chuyến bay đầu tiên.

    • Mi-28N/MMW Havoc – Máy bay trực thăng chiến đấu mọi thời tiết, ngày và đêm. Nó được trang bị một thiết bị radar bước sóng milimét trên đỉnh, IR-TV, thiết bị radar. Những chiếc có tên Mi-28N sẽ có hai động cơ TV3-117V MA-SB3 (2500 sức ngựa mỗi chiếc), trọng lượng cất cánh tối đa 11500 kg, trọng lượng chất tải tối đa 2350 kg. Vào hoạt động với cái tên "Kẻ săn đêm" (tiếng Nga: Ночной охотник). Một phi đội Mi-28N từ thị trấn Torzhok đã tham gia vào cuộc tập trận chung tại Belorussia tháng 6 năm 2006.

    • Mi-28D – Phiên bản đơn giản hóa hoạt động ban ngày. Tương tự Mi-28N, nhưng không có radar trên đỉnh và TV-channel ngắm. Đơn giá USD 15M..17M.

    • Mi-28NAe – phiên bản xuất khẩu đã được chào hàng với Triều Tiên.[12]

    • Mi-40 – phiên bản chiến đấu/vận tải đề xuất.

    • Mi-28UB - phiên bản Uchebno-Boevoy (Huấn luyện và Chiến đấu).[13]



    Quốc gia sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

    Mil Mi-28                    22px-Flag_of_Iraq.svg Iraq

    Mil Mi-28                    22px-Flag_of_Kenya.svg Kenya

    Mil Mi-28                    22px-Flag_of_Russia.svg Russia


    Tính năng kỹ chiến thuật (Mi-28A, 1987)[sửa | sửa mã nguồn]


    Mil Mi-28                    300px-Mi-28-Havoc-schema


    • Phi đội: 1 phi công (phía sau), 1 sĩ quan hoa tiêu/ điều khiển vũ khí (phía trước)

    • Chiều dài: 17.01 m (55 ft 9 in)

    • Sải cánh: 17.20 m (56 ft 5 in)

    • Chiều cao: 3.82 m (12 ft 7 in)

    • Diện tích: ()

    • Trọng lượng rỗng: 8.095 kg (17.845 lb)

    • Trọng lượng chất tải: 10.400 kg (22.930 lb)

    • Trọng lượng cất cánh tối đa: 11.500 kg (25.705 lb)

    • Động cơ (cánh quạt): Klimov TV3-117VMA

    • Kiểutuốc bin trục

    • Số lượng: 2

    • Công suất: 1.450 kW (1.950 hp)

    • Tốc độ tối đa: 300 km/h (187 dặm trên giờ)

    • Tầm hoạt động: 1.100 km (640 mi)

    • Trần bay: 5.800 m (19.000 ft)

    • Tốc độ lên: ()

    • Chất tải: ()

    • Công suất/trọng lượng: ()

    • Trang bị vũ khí:

      • 1x pháo *30 mm Shipunov 2A42 với 300 viên đạn (220° bắn ngang) lắp dưới mũi
      • lên tới 2.300 kg trên bốn mấu cứng, gồm bom, rocket, tên lửa và giá súng




    Tính năng kỹ chiến thuật (Mi-28N)[sửa | sửa mã nguồn]


    Dữ liệu lấy từ Jane's[1]

    Đặc điểm tổng quát



    Hiệu suất bay



    Trang bị vũ khí


    • Súng: 1× pháo 30 mm Shipunov 2A42 với 250 viên đạn (góc phương vị ±110°)

    • Giá treo: 2 giá treo dưới mỗi cánh mang được bom, rocket, tên lửa và thùng súng. Cấu hình vũ khí chính gồm:

      • 16 tên lửa chống tăng Ataka-V và 40 rocket S-8, Hoặc
      • 16 tên lửa chống tăng Ataka-V và 10 rocket S-13, Hoặc
      • 16 tên lửa chống tăng Ataka-V và 2 thùng súng máy 23 mm Gsh-23L.
      • Vũ khí khác: Tên lửa chống tăng 9K118 Sheksna và 9A-2200, 8 tên lửa không đối không Igla-V và Vympel R-73, 2 thiết bị thả mìnKMGU-2




    Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

    Máy bay có sự phát triển liên quan

    Máy bay có tính năng tương đương


    Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]



    Ghi chú

    Tài liệu

    • Eden, Paul (biên tập). The Encyclopedia of Modern Military Aircraft. London, UK: Amber Books, 2004. ISBN 1-904687-84-9.