Bulletin

Bulletin Việt Nam, trang tin tức thông tin giải trí Việt Nam


Chưa đầy 10 ngày, các “đại thụ làng nhạc” đều lần lượt ra đi

    avatar
    360
    Búa Gỗ Đôi
    Búa Gỗ Đôi
    Tổng số bài gửi : 35
    Điểm : 103
    Danh vọng : 0
    Join date : 02/07/2015

    Chưa đầy 10 ngày, các “đại thụ làng nhạc” đều lần lượt ra đi Empty Chưa đầy 10 ngày, các “đại thụ làng nhạc” đều lần lượt ra đi

    Bài gửi by 360 Sat Jul 04, 2015 4:03 pm

    Chỉ trong vòng 10 ngày trở lại đây, làng nhạc Việt đón nhận hàng loạt tin dữ khi các nhạc sĩ gạo cội đều lần lượt ra đi đột ngột.
    Chưa bao giờ làng nhạc Việt đón nhận nhiều tin dữ đến thế khi các "cây đa, cây đề" đều lần lượt ra đi trong giữa năm nay.
    1. Giáo sư Trần Văn Khê (24/6/2015)
    Sau gần một tháng chữa trị tại bệnh viện, Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê qua đời ở tuổi 94 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM).
    Trước đó, ông trở bệnh nặng vào ngày 27/5 vì suy tim, viêm phổi nặng, thận hư. Trong một tháng nằm viện, có lúc tưởng như Giáo sư Khê có dấu hiệu hồi tỉnh sau nhiều ngày hôn mê. Tuy vậy, chỉ ba ngày sau, Giáo sư Trần Văn Khê tiếp tục rơi vào hôn mê và không vượt qua được thử thách sức khỏe lần này. Ông mất khi chỉ còn đúng một tháng nữa là đến ngày mừng thọ 94 tuổi.
    Giáo sư - Tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp. Sau đó, ông trở thành giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế âm nhạc,UNESCO... Ông là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.
    Chưa đầy 10 ngày, các “đại thụ làng nhạc” đều lần lượt ra đi Giao_su_khe_Tet_At_Mui_9702_1435109308_1_NWXC
    Giáo sư Trần Văn Khê
    2. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (29/6/2015)
    Tối 28/6, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu rơi vào hôn mê sâu sau khi được đưa vào bệnh viện Thống Nhất trị bệnh trước đó hai ngày. Ông nhập viện vì bị xuất huyết và ngất xỉu tại nhà. Tuổi già sức yếu cộng với bệnh tật khiến nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu không thể qua khỏi.
    Phan Huỳnh Điểu sinh năm 1924 tại Đà Nẵng. Ông được mệnh danh là "Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam", được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vì những đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc Việt Nam ở thế kỷ 20. 
    Bắt đầu hoạt động âm nhạc từ năm 1940, sáng tác giúp tên tuổi Phan Huỳnh Điểu được biết rộng rãi là Đoàn giải phóng quân (viết cuối 1945). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Phan Huỳnh Điểu gia nhập quân đội, công tác ở Liên khu 5. Trong thời gian này, ông viết một số ca khúc như: Nhớ ơn Hồ Chủ tịch, Quê tôi ở miền Nam... 
    Sau 1975, Phan Huỳnh Điểu chuyển về Hội Âm nhạc TP HCM. Ông đã sáng tác và công bố hơn 100 ca khúc, quá nửa trong số đó là ca khúc phổ thơ như: Những ánh sao đêm, Bóng cây Kơnia, Anh ở đầu sông em cuối sông, Sợi nhớ sợi thương, Ở hai đầu nỗi nhớ, Đêm nay anh ở đâu, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu...Ông cũng sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi như: Đội kèn tí hon, Nhớ ơn Bác...
    Chưa đầy 10 ngày, các “đại thụ làng nhạc” đều lần lượt ra đi 1_7899_1435551790_1_LAWN
    Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
    3. Nhạc sĩ Phan Nhân (29/6/2015)
    Chỉ mới nhận được tin nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua đời, sau vài tiếng, dư luận đột ngột đón nhận tin nhạc sĩ của "Hà Nội niềm tin và hy vọng" cũng từ trần tại nhà riêng sau nhiều lần điều trị bệnh tim, phổi.
    Nhạc sĩ Phan Nhân tên thật là Liêu Nguyễn Phan Nhân, sinh ngày 15/5/1930 tại Bình Đức, Long Xuyên, An Giang. Ông tham gia quân đội từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, hoạt động nhiều năm trong đoàn văn công giải phóng. 
    Sau ngày đất nước thống nhất, Phan Nhân về công tác tại phòng Văn Nghệ Đài Phát thanh Giải phóng rồi về Đài Tiếng nói Việt Nam II tại TP HCM cho đến khi nghỉ hưu. Ông là tác giả của nhiều ca khúc cách mạng nổi tiếng như: Hà Nội niềm tin và hy vọng, Tình ca đất nước, Cây đàn guitar của Victor Hara, Nhớ về Pắc Bó...
    Phan Nhân còn là tác giả của nhiều ca khúc thiếu nhi được yêu thích như: Chú ếch con, Em là bông lúa Điện Biên, Hàng cây ơn Bác... Ông được tặng nhiều giải thưởng Nhà nước cũng như Huân chương kháng chiến vì sự nghiệp văn học, nghệ thuật, âm nhạc.
    Chưa đầy 10 ngày, các “đại thụ làng nhạc” đều lần lượt ra đi DSC02364_2_JPG_3852_1410768498_1992_1435571458_1_GGZK
    Nhạc sĩ Phan Nhân và vợ
    4. Nhạc sĩ An Thuyên (3/7/2015)
    Chiều 3/7, nhạc sĩ An Thuyên ra đi đột ngột khi trước đó không có bất cứ thông tin nào cho thấy ông đang gặp rắc rối về sức khỏe. Bệnh viện cho biết ông qua đời vì nhồi máu cơ tim cấp. Ngay khi vừa được đưa vào viện cấp cứu lúc 16h20' chiều nay, nhạc sĩ đã rơi vào tình trạng ngưng tim. Sau hơn một tiếng nỗ lực cứu chữa không thành công, các bác sĩ đã ngưng cấp cứu lúc 17h45'.
    Gia đình nhạc sĩ rất sốc trước sự ra đi đột ngột của người chồng, người cha trụ cột của gia đình. Vợ nhạc sĩ An Thuyên, bà Ngô Huyền Lâm, vừa khóc vừa chưa hết bàng hoàng vì không thể tin vào sự ra đi của chồng.
    Nhạc sĩ An Thuyên nổi tiếng với những ca khúc Ca dao em và tôi, Em chọn lối này, Huế thương, Hà Nội tình yêu tôi hay Biển và em… Ông cũng là người thầy góp phần đưa các ngôi sao của nhạc Việt nổi tiếng từ mái trường Quân đội như: Hồ Quỳnh Hương, Hồ Ngọc Hà, Kasim Hoàng Vũ, Phương Anh, Mai Trang, Quang Hào, Xuân Hảo, Bùi Lê Mận, Lê Hoàng Nghiệp, nhạc sĩ Đỗ Bảo... 
    Chưa đầy 10 ngày, các “đại thụ làng nhạc” đều lần lượt ra đi Images684717a_1_GNSQ
    Nhạc sĩ An Thuyên